WHISKY NHẬT – TỈ MỈ TỪNG GIỌT
Trước khi bật mí lý do rượu whisky Nhật được cả thế giới săn lùng, hãy cùng Ông Otis tìm hiểu tại sao sự kiện “bế quan tỏa cảng” của Nhật lại có mối liên hệ với lịch sử của rượu whisky Nhật? Theo dòng lịch sử và khám phá các câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Theo dòng lịch sử nước Nhật và chính sách bế quan tỏa cảng
Có rất nhiều nước muốn thương lượng với Nhật để giao thương nhưng đều bị từ chối. Đên thế kỉ 18 và 19, có thêm ba quốc gia muốn tìm cách buôn bán với Nhật là nước Nga, nước Anh và Hoa Kỳ. Nhưng Nhật vẫn kiên quyết giữ chính sách “bế quan tỏa cảng”, không giao thương với người nước ngoài, ngoại trừ với người Hà Lan sinh sống tại Nagasaki.
Sự kiện “bế quan tỏa cảng” của Nhật có mối liên hệ với lịch sử của rượu whisky Nhật như thế nào? Hãy cùng Ông Otis theo dòng lịch sử và khám phá câu trả lời.
1.1 Nga – Quốc gia đầu tiên muốn gõ cửa Nhật Bản
Vào đầu thế kỉ 18, Nga khai thác tài nguyên Siberia lúc bấy giờ là quặng mỏ và sản phẩm rừng. Vận chuyển thời đó thô sơ bằng cách dùng sức chó chạy trên cánh đồng phủ tuyết và dùng thêm tàu thuyền trên đường biển.
Trong khi đó thì vùng đất này có mùa đông giá lạnh đóng băng 10 tháng trong năm, khiến việc vận chuyển bằng đường biển chỉ lưu thông trong 2 tháng là tháng 8 và tháng 9. Đường biển để vận chuyển nguyên liệu phải mất hơn một năm. Chính điều này khiến cho việc nước Nga nung nấu việc mở mang bờ cõi cũng như tìm một hải cảng lý tưởng để khai thác nhiên liệu làm giàu cho đất nước.
Các hải trình dài lênh đênh trên biển đòi hỏi phải có hải cảng, nơi dừng chân giữa đường để tiếp thêm đồ ăn và nước ngọt. Và nước Nhật là một trong những hải cảng lý tưởng bị nhiều nước nhòm ngó.
Nước Nga đã dùng nhiều cách và cử nhiều người đến thương lượng việc giao thương nhưng đã bị Nhật từ chối. Đại sứ Nga không thể nhẫn nại thêm và đã tự ý cho tàu chiến tấn công và chiếm đóng vùng biển Hokkaido của Nhật.
Năm 1804, Phát súng đầu tiên này khiến chính quyền Shogun (Nhật) phải tăng cường hệ thống vũ trang để bảo vệ đất nước. Điều này càng làm cho lệnh cấm cản người nước ngoài càng thắt chắt hơn.
1.2 Anh – Quốc gia thứ hai gây chiến với Nhật Bản
Đến năm 1808, một tàu chiến Anh có hải trình chạy ngang qua hải cảng Nagasaki. Thuyền trưởng con tàu để cập bến vì nguồn sự trữ thức ăn cạn kiệt, ông buộc vị tổng trấn thành phố phải cung cấp đồ ăn và nước uống cần thiết để ông rời đi.
Năm 1824, rất nhiều tàu của Anh khi đi qua đây đều làm như vậy. Chính điều này đã gây ra các cuộc chiến giữa các thủy thủ trên tàu của Anh và người Nhật Bản.
Sau những cuộc đụng độ đó, chính quyền Shogun (Nhật) ban hành sắc lệnh mới để bảo vệ chủ quyền. Năm 1825, sắc lệnh được áp dụng trên toàn địa phương Nhật với nội dung: “Cho phép bắn phá tất cả các tàu ngoại quốc tới gần bờ biển của Nhật. Có thể giết hoặc bắt giữ những thủy thủ lạ mặt tại các cảng của Nhật.”
Nếu như trước kia, các tàu thuyền nước ngoài có thể ghé hải càng Nhật Bản trong thời gian ngắn để tích trữ đồ ăn thức uống thì sau khi sắc lệnh này được ban hành, mọi tàu bè ngoại quốc đều bị cấm.
1.3 Hoa Kỳ – Quốc gia thứ ba đòi Nhật mở cửa
Nếu như các quốc gi Châu Âu đang hướng về thị trường hàng triệu người tiệu thụ của Châu Á để bán ra các sản phẩm dư thừa của họ thì Hoa Kỳ cũng muốn chia thị phần trong thị trường này.
Đã ba lần phái người đi thương lượng mà không thành công. Lần này, Hoa Kỳ quyết định biệt phái Đô đốc Matthew Calbraith Perry (1794-1858), dần đầu đoàn tàu chiến thuyền buồm và 2 tàu thủy hiện đại nhất tới Nhật đàm phán.
Ngày 8/7/1953, trước hàng ngàn con mắt ngạc nhiên của người Nhật, hạm đội của Đô Đốc Perry đã thả neo tại thành phố Uraga, phía Tây vịnh Edo rồi tiến vào vịnh Edo (nay là vịnh Tokyo).
Sự xuất hiện quá nhanh quá nguy hiểm của hạm đội này đã khiến chính quyền Shogun không kịp phản ứng. Dân chúng bản địa thì thi nhau kéo tới Uraga để nhìn rõ tàu thủy của Hoa Kỳ. Vì vào thời đó, các tàu thuyền của Nhật Bản vẫn thô sơ, làm bằng gỗ và không có phủ sơn trong khi chiến hạm của Hoa Kỳ hiện đại có thể đi ngược chiều gió.
Đô đốc Matthew Calbraith Perry đã trao bức thư của về hiệp ước giao thương cho một hoàng tử của Nhật và nhờ chuyển đến tay Thiên Hoàng. Sau khi nhận thư, chính quyền Shogun yêu cầu hạm đội của đô đốc Perry phời dời khỏi cảng ngay và họ sẽ trả lời thư sau.
Ngài Đô đốc Matthew Calbraith Perry cực kì kiên nhẫn và hẹn sẽ trở lại đây sau khoảng 1 năm nữa với hạm đội hùng mạnh hơn.
Hiệp ước giao thương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản được kí kết
Ngày 11/2/1854, Đô Đốc Perry giữ lời hứa trở lại vịnh Edo với 8 tàu chiến hiện đại. Và ngày này đánh dấu hiệp ước Kanagawa được kỳ bởi Đô đốc Perry và chính quyền Shogun (Nhật).
Nội dung tóm tắt của hiệp ước Kanagawa là Nhật Bản chấp thuận việc đối xử tử tế với các thủy thủ bị đắm tàu người Hoa Kỳ trong trường hợp bị lưu lạc vào gần vịnh thuộc chủ quyền Nhật. Cho phép các tàu biển Hoa Kỳ được cặp bến tại cảng Hokodate thuộc hòn đảo Hokkaido và hải cảng Shimoda, nằm ở phía Nam vịnh Edo. Thêm vào đó là chấp nhận một viên lãnh sự Hoa Kỳ được đóng trụ sở tại Shimoda để tiện cho việc giao thương hai nước.
Sự kiện này không những đánh dấu việc giao thương giữa Nhật Bản và người nước ngoài mà còn đánh dấu lịch sử của loại rượu Whiksy. Trong hải trình đến Nhật, Đô đốc Perry có mang theo vài thùng rượu whisky để hạm đội sử dụng trong những lúc giá lạnh trong hành trình xuyên Thái Bình Dương. Khi trao thư, Đô đốc đã tặng 1 thùng whisky hảo hạn cho hoàng tộc của Nhật để tỏ lòng thành kính.
2. Lịch sử phát triển của rượu whisky Nhật Bản
Khi việc giao thương được diễn ra, rượu whisky trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản. Nhưng phải sau 2 thập kỷ, thì Nhật Bản mới nhập khẩu thứ “whisky” – loại rượu không thể thiếu của quân đội các nước.
Bị mê hoặc bởi thức uống “whisky” của những người hàng hải thường xuyên lênh đênh trên biển, các nhà sản xuất bia của Nhật cũng mày mò tìm cách sản xuất ra loại ‘whisky’ của riêng họ. “Whisky” Nhật thuở sơ khai thực chất chỉ là rượu được làm từ ngũ cốc và pha màu giống Scotch Whisky.
Lịch sử rượu whisky Nhật Bản khởi sắc vào giữa những năm 1920. Hai người đàn ông Shinjiro Torii và Masataka Taketsuru của Nhật đã dựng lên một lò chưng cất whisky đầu tiên tại đây và cho ra đời những loại whisky không kém gì với Scotch Whisky.
2.1 Shinjiro Torii và Masataka Taketsuru – Ông tổ nghề rượu whisky Nhật Bản
Shinjiro Torii (1879 – 1962) là một thương nhân giàu có của Nhật với việc kinh doanh rượu nhập khẩu. Vì tình yêu rượu whisky, ông muốn loại rượu này phổ biến ở Nhật. Làm sao để tạo ra được một loại rượu whisky phù hợp với khẩu vị của người Nhật mà vẫn giữ được chất lượng như Scotch Whisky? Đây là ý tưởng mà ông luôn canh cánh trong lòng
Ban đầu, Shinjiro Torii tính thuê một chuyên gia người Scotland để bắt đầu ý tưởng này. Nhưng khi biết được một thanh niên Nhật tên là Masataka Taketsuru, anh này cũng có kinh nghiệm về sản xuất rượu whisky. Shinjiro Torii đã gặp gỡ Masataka Taketsuru và mời anh về để cùng phát triển loại rượu Whisky cho người Nhật.
Masataka Taketsuru (1894 – 1979) là người Nhật, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống sản xuất rượu sake. Masataka Taketsuru học hỏi được rất nhiều và trong quá trình khám phá rượu đã vô tình bị rượu whisky mê hoặc. Chạy theo tiếng gọi con tim, ông đã đi du học và theo học ngành Hoá học hữu cơ tại Đại học Glasgow. Kết thúc quá trình học, ông bắt đầu học nghề tại lò rượu Longmorn ở Strathspey. Sau đó, ông tiếp tục làm việc tại một số nhà máy chưng cất Scotland để tích lũy kinh nghiệm trước khi về nước.
Masataka Taketsuru luôn mong muốn tạo ra một loại rượu Whisky cho người Nhật. Ông được coi là “cha đẻ của whisky Nhật” vì đã đặt nền móng cho lịch sử rượu whisky Nhật.
2.2 Ý tưởng lớn gặp nhau đã làm rạng rỡ lịch sử rượu whisky Nhật
Shinjiro Torii và Masataka Taketsuru cùng kên kế hoạch tìm kiếm một vị trí phù hợp ở Nhật để xây dựng nhà máy chưng cất. Sau các cuộc thương lượng, họ đã thống nhất chọn Yamazaki gần thành phố Kyoto làm nơi đặt nền móng cho nhà máy chưng cất. Họ chọn nơi đây là vì nguồn nước tinh khiết tuyệt vời để làm rượu cũng như giảm tải chi phí vận chuyển.
Năm 1923, nhà máy chưng cất đi vào hoạt động. Sau nhiều năm mày mò kỹ thuật và phối chế, chai rượu pure malt whisky có tên gọi Shirofuda đã được ra mắt thị trường năm 1929. Với hương vị đặc biệt, chai rượu whisky này được giới báo chí Nhật khen ngợi không ngớt. Và dòng tin được đăng nhất trên báo thời đó là “Nước Nhật không cần nhập khẩu rượu whisky nữa vì đã có loại whisky đủ tốt”.
Với những thành công đó, Taketsuru muốn vươn ra để phát triển sự nghiệp cá nhân. Ông rời khỏi Yamazaki và thành lập nhà máy chưng cất Yoichi năm 1934 đặt tại Hokkaido. Ban đầu thương hiệu của ông là Dainipponkaju, sau vì nó khó nhớ nên đã đổi thành Nikka.
Shinjiro Torii vẫn duy trì sự phát triển của nhà máy chưng cất Yamazaki. Sau khi Taketsuru rời đi, ông đã đổi tên công ty thành Suntory.
Ngày này, Suntory và Nikka đều là nhà sản xuất rượu whisky Nhật nổi tiếng với chất lượng cao.
3. Điều gì đã làm rạng rỡ lịch sử whisky Nhật?
Bên cạnh những thành phần tạo nên loại rượu whisky trứ danh, Người Nhật luôn cố gắng học hỏi và áp dụng kỹ thuật chưng cất bằng các tĩnh đồng từ Scotland. Nguồn nguyên liệu làm rượu được tuyển chọn kỹ lưỡng, thường được nhập khẩu từ nước Scotland hoặc Úc. Các thùng gỗ sồi để ủ rượu là Bourbon và Sherry cũng được nhập khẩu từ Mỹ, Tây Ban Nha và Scotland.
Whisky Nhật Bản sẽ không được để mắt tới neeys nó không mang hương vị Nhật Bản. Điều gì làm nên cơn sốt hương vị Whisky Nhật Bản?
Rất tinh tế và khéo leo trong việc pha chế rượu whisky, các nhà chưng cất Nhật Bản đã thử nghiệm rất nhiều nồi tĩnh đồng hình dạng mới. Từ việc thay đổi các loại men, lúa mạch, nguồn nguyên liệu cho tới kỹ thuật pha trộn mới với nhiều loại thùng gỗ khác nhau. Trong đó, Gỗ sồi “Mizunara” là loại gỗ sồi bản địa của người Nhật cũng được nghiên cứu tỉ mỉ để ủ nhiều loại rượu whisky.
Ngoài những yếu tố trên, nguồn nước tinh khiết cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng làm nên thành công của rượu whisky Nhật. Các nhà chưng cất Nhật đã phải vất vả và cẩn trọng trong việc lựa chọn nguồn nước tự nhiên tinh khiết nhất. Cũng như vị trí có khí hậu phù hợp để rượu whisky có thể trưởng thành với chất lượng cao nhất.
Trong khi sản xuất không đủ bán ra, phải cố gắng để tăng sản lượng để cung ứng đủ cho thị trường, thì người Nhật vẫn khắt khe trong việc duy trì chất lượng ổn định cũng như tinh tế trong từng chi tiết thủ công tỉ mỉ trên vỏ chai hay tem nhãn sản phẩm.
Tất cả những điều trên đã khiến cho rượu Whisky Nhật rạng rỡ trên trường quốc tế và trở thành loại đồ uống đẳng cấp được cả thế giới đón nhận.
4. Phân loại các dòng rượu Whisky Nhật
Có rất nhiều loại whisky Nhật và số lượng các nhãn hiệu càng ngày càng tăng nhưng Whisky Nhật Bản có thể phân loại dựa trên 4 dòng sản phẩm chính: Malt whisky, Blended whisky, Single Cask whisky và Brandy.
4.1 Malt whisky
Đây là loại whisky được làm từ đại mạch barley lên men. Và nó tiếp tục được phân loại nhỏ hơn là Single malt và Pure malt.
Single malt
Là loại rượu được làm từ malt whisky đến từ một lò chưng cất duy nhất. Các nhánh nhỏ hơn thuộc Single Malt.
Taketsuru Pure Malt
Được đặt tên theo ông tổ của nghề whisky Nhật, người đặt nền móng cho sự phát triển của rượu Whisky Nhật.
Được làm từ lúa mạch và được xem là loại rượu còn giữ hương vị nguyên gốc
Taketsuru Pure Malt có nồng độ cồn là 43%, gồm các dòng là 12 năm, 17 năm và 21 năm.
Single Malt Yoichi
Được chưng cất và ủ thùng gỗ sồi tại nhà máy Yoichi thuộc tỉnh Hoddkaido
Được chưng cất theo kiểu truyền thống bằng than đá
Hương vị rượu vô cùng mạnh mẽ
Single Malt Yoichi gồm các dòng: 10 năm, 12 năm, 15 năm, 20 năm và Single Malt (không in số năm ủ rượu)
Single Malt Miyagokyo
Được chưng cất và ủ thùng gỗ sồi tại nhà máy Miyagokyo thuộc tỉnh Senkai.
Được chưng cất bằng hơi nước
Hương vị êm dịu và độc đáo
Single Malt Miyagokyo goomd các dòng: 10 năm, 12 năm, 15 năm và Single Malt (không in số năm ủ rượu)
Pure malt
Nhiều malt whisky từ nhiều lò chưng cất được kết hợp với nhau. Pure malt gồm các loại:
Pure malt black: nguyên liệu được lấy từ lò chưng cất Yoichi
Pure malt red: nguyên liệu lấy từ lò chưng cất Miyagikyo
Loại Pure malt white: nguyên liệu có nguồn gốc từ hòn đảo cực Nam Islay thuộc Scotland.
4.2 Blended whisky
Đây là rượu được pha trộn từ nhiều single malt whisky. Các loại single malt lại được mua từ hai hoặc nhiều nhà máy chưng cất.
4.3 Single Cask whisy
Là loại rượu của một thùng whisky duy nhất, rượu được đóng chai trực tiếp và không trộn lẫn bất cứ loại whisky từ thùng nào khác.
Mỗi thùng ủ rượu sẽ chó ra một loại whisky có những đặc tính khác nhau từ hương vị đến màu sắc. Vì vậy một số nhà sản xuất không pha trộn mà đóng chai từ một thùng duy nhất để tạo ra một dòng sản phẩm độc đáo.
Chính vì sự độc đáo và hiếm có, dòng rượu này được sản xuất với số lương ít. Và nó được chia làm hai loại là Single Cask Miyagikyo và Single Cask Yoichi.
4.4 Brandy
Loại rượu này được phối trộn từ rượu cognac nguyên chất với sản phẩm duy nhất của hãng Nikka tên là “Nikka Brandy”.
Trên đây là những loại whisky nổi tiếng của đất nước Nhật Bản mà bạn nên thưởng thức dù chỉ một lần. Với tiết trời se lạnh thì hương vị cay nồng và tinh tế sẽ là một thức uống tuyệt hảo dành cho bất cứ ai.
5. Các loại rượu whisky Nhật ngon
Nhật Bản là một trong sáu quốc gia được thế giới thừa nhận là quốc gia sản xuất được whisky. Hiện này, các thương hiệu rượu whisky Nhật Bản được tiêu thụ mạnh tại rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Chính sự độc đáo trong công thức pha trộn và tính tỉ mỉ tinh tế của người Nhật, đã cho ra đời loại rượu whisky vô cùng phong phú, có sức hút mạnh mẽ hấp dẫn những người đi tìm một thức uống mới mà không mới.
Với hàng loạt các giải thưởng quốc tế dành cho rượu Whisky Nhật Bản. Điều này khiến cho cả thế giới điên đảo và săn lùng các loại rượu whisky Nhật ngon. Cùng khám phá các loại rượu whisky nổi tiếng ngay sau đây.
5.1 Suntory – thương hiệu trường tồn cũng lịch sử rượu Whisky Nhật
Với rất nhiều các nhãn hiệu con, Suntory ghi tên mình vào lịch sử rượu Whisky Nhật với vô số các giải thưởng quốc tế. Đưa rượu Whisky Nhật Bản đến gần hơn với những người yêu rượu trên toàn thế giới.
The Yamazaki 12 năm tuổi là loại rượu whisky đầu tiên của Nhật Bản giành huy chương vàng trong một cuộc thi quốc tế International Spirits Challenge năm 2003.
Năm 2004, Chai Hibiki 30 năm tuổi của Suntory tiếp tục là nhân vật được sướng tên trong giải thưởng rượu whisky thế giới.
Liên tiếp trong nhiều năm, các loại rượu whisky của Suntory đã thi nhau giành các giải tại World Whiskies Awards.
Chỉ tính riêng chai Hibiki 21 năm tuổi loại Blended Whisky Hibiki, chai rượu này đã ẵm trọn hàng chục giải thưởng Quốc tế ở nhiều hạng mục trong nhiều năm qua.
Mục tiêu của Suntory trong tương lai đó là phân phối sản phẩm chất lượng cao của mình ở cấp độ toàn cầu nhưng vẫn duy trì đảm bảo chất lượng ổn định. Thật là điều không tưởng đối với một đất nước sản xuất whisky có lịch sử chưa tròn một Thế kỷ. Đây là lời khen của rất nhiều các chuyên gia bậc thầy về rượu Whisky dành cho Nhật Bản.
5.2 Nikka – Đối thủ xứng tầm với Suntory Whisky
Nikka là thương hiệu rượu Whisky do cha đẻ “rượu whisky Nhật” thành lập năm 1934. Không thua kém gì so với Suntory, rượu whisky Nikka đã xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới và đặc biệt nó được yêu thích tại Châu Âu.
Năm 2001, Nhà máy Yoichi nhận được giải thưởng “Best of the Best” trong cuộc thi thử rượu quốc tế (blind tasting) được tổ chức bởi tạp chí Whisky Magazine. Lần đầu tiên, một loại rượu whisky không phải của Scotland lại nhận được sự tôn vinh về chất lượng và kỹ thuật pha trộn. Chính điều này đã đánh dấu mốc cho sự phát triển của thương hiệu Nikka tại thị trường Châu Âu.
Năm 2008, rượu whisky Yoichi 1987 nhận được giải rượu Single Malt tốt nhất thế giới (World’s Best Single Malt) bởi World Whiskies Awards.
Các loại rượu Taketsuru 25 years old; Taketsuru 17 years old vàTaketsuru 21 years old cũng liên tiếp nhận được danh hiệu rượu Blended Malt tốt nhất thế giới bởi World Whiskies Awards.
5.3 Kamiki – Thương hiệu đến từ núi chúa Nhật Bản
Kamiki là thương hiệu rượu whisky Nhật Bản đầu tiên trên thế giới ủ rượu bằng thùng gỗ tuyết tùng. Lấy cảm hứng từ những cơn gió tuyệt đẹp đến từ Núi Chúa, cái tên Kamiki đã ra đời. Kamiki có nghĩa là hơi thở của Chúa trong tiếng Nhật, được sinh ra tại đền Omiwa dưới chân núi Niwa (núi chúa) ở Nhật Bản.
Với mục đích sản xuất ra loại rượu whisky mang đậm phong cách Nhật Bản đó là hài hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật Nhật Bản. Kimiki chọn các loại malt quý hiếm của Nhật và các loại malt tốt nhất từ các vùng sản xuất rượu whisky trên thế giới. Thêm vào đó là sự tìm tói nghiên cứu cách phối trộn độc đáo với nước suối tinh khiết chất lượng cao để tạo ra loại rượu whisky độc đáo.
Sau này, Kamiki đã chuyển từ gỗ tuyết tùng qua thùng gỗ làm từ cây Sakura. Có thể nói cây Sakura rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Nó tượng tượng trưng cho sự khởi đầu của Mùa xuân, là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp. Không chỉ xuất hiện trong nghệ thuật, truyện tranh hay phim ảnh, từ lâu nó đã trở thành một biểu tượng quan trọng của nước Nhật.
Rượu Kamiki Blended Malt Whisky là loại rượu bạn nên thưởng thức để cảm nhận được phong cách rượu Whisky đậm chất Nhật Bản. Đây là một trong những loại rượu Whisky được ủ bằng gỗ tuyết tùng hiếm hoi còn đang được bán trên thị trường.