Con đường North Yungas ở Bolivia được gọi là “Con đường tử thần” bởi sương mù dày đặc, thác nước, sạt lở đất và vách đá cao 610m ở mỗi khúc cua khiến việc lái xe xuống hoặc lên đoạn đường lùi dài 69km này rất nguy hiểm. Chính cái tên của tuyến đường đã xác nhận nó là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới để ghé thăm.

Sa mạc Danakil ở Đông Phi trải dài qua miền nam Eritrea, Đông Bắc Ethiopia và tây bắc Djibouti. Địa danh này nổi tiếng với những ngọn núi lửa và địa nhiệt tỏa ra khí độc và tạo sức nóng khủng khiếp. Đây là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất trên hành tinh. Nhiệt độ ban ngày có thể vượt quá 50°C, khiến nó trở thành một nơi rất khó sinh sống.

Núi Washington (Hoa Kỳ) thu hút ngày càng nhiều du khách táo bạo. Ngọn núi này có các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, thu hút những người đi bộ đường dài và leo núi muốn gần gũi hơn với thiên nhiên, tận hưởng phong cảnh ngoạn mục. Tới đây du khách phải thận trọng với những cơn gió mạnh. Gió ở đây đôi lúc vượt quá 1.600km/h và có thể đẩy những người leo núi đến chỗ chết. Du khách cũng nên thận trọng với thời tiết cực lạnh, có thể lên tới -40°C.

Hawaii, Mỹ không chỉ có những bãi biển đẹp mà còn là một trong những điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới. Một trong những ngọn núi lửa hoạt động lâu đời nhất ở Hawaii là núi Kilauea. Kilauea đã liên tục phun trào kể từ năm 1983. Vườn quốc gia này mang tới các chuyến đi bằng thuyền đưa du khách qua những dòng sông dung nham chảy nóng đỏ, rừng mưa nhiệt đới, núi lửa, thác dung nham và các thành tạo địa chất.

Đỉnh Everest, Nepal thu hút rất nhiều du khách. Khoảng 1.200 nhà thám hiểm gan dạ khởi hành từ chân núi mỗi năm. Thật không may, chỉ có khoảng một nửa lên đến đỉnh và một số đã chết trên đường leo lên. Càng lên cao, mức oxy thấp, thời tiết giá lạnh và đóng băng đem lại nhiều nguy hiểm cho du khách.

Bờ biển Skeleton, Namibia trải dài từ phía nam của Angola đến phía bắc của Namibia. Do môi trường khắc nghiệt, “bờ biển xương” này là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất trên Trái đất, với cơ hội sống sót thực tế rất ít. Nhiệt độ cao, gió thiêu đốt, thiếu lương thực và nước uống khiến du khách gặp khó khăn trong việc khám phá địa điểm xa xôi này.

Khu bảo tồn thiên nhiên Madidi ở Bolivia rộng khoảng 19.000km2 và nằm dọc sông Amazon. Khu bảo tồn thiên nhiên này là nơi sinh sống của nhiều loại động – thực vật hoang dã, một số có độc và không ăn được. Vì khu rừng đầy thú săn mồi nên du khách được cảnh báo không nên đến khu vực này một mình.

Những vách đá ngoạn mục của Moher ở Ireland nằm trên bờ biển phía tây gồ ghề của hòn đảo, là một trong những điểm đến nguy hiểm. Mặc dù phong cảnh thật ngoạn mục, tuy nhiên nhiều du khách đã chết sau khi mạo hiểm đến quá gần vách núi để có được tầm nhìn tốt hơn.

Đảo Rắn ở Brazil được coi là một trong những nơi chết chóc nhất trên Trái đất. Hòn đảo vô cùng nguy hiểm này là nơi cư trú của quần thể rắn dày đặc nhất thế giới. Đảo Rắn, còn được gọi là Ilha da Queimada Grande có khoảng 5 con rắn trên mỗi 1m2.

Sa mạc Danakil ở Ethiopia là một trong những vùng khô hạn nhất hành tinh. Sa mạc chết chóc này được bao phủ bởi hơn 10 nghìn tấn muối và ngăn cách với Biển Đỏ bởi các núi lửa đang hoạt động. Khám phá khu vực này phải mất hàng giờ lái xe trên những con đường đất gồ ghề, và bị nhiều ngọn núi lửa đang hoạt động xả khói chết người từ mặt đất khô cằn.

Hồ Natron ở Tanzania thường được coi là một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất trên hành tinh. Về hình thức, trông nó giống như một hồ nước bốc lửa. Nồng độ Natron tăng cao làm cho nước của hồ có hại cho mắt và da người. Hồ cũng chứa các vi sinh vật có màu đỏ, góp phần tạo nên màu đỏ hồng đặc trưng của nó. Thật đáng ngạc nhiên, 2,5 triệu con hồng hạc nhỏ coi hồ Natron là nhà, bất chấp sự khắc nghiệt của nơi đây.

Làng Kuldhara, Rajasthan, Ấn Độ từng có rất đông những người Bà la môn Paliwal sinh sống, nhưng hiện nay ngôi làng này bị bỏ hoang. Kuldhara có một bầu không khí kỳ lạ không thể giải thích được và du khách không thể vào đây sau khi mặt trời lặn.

Đảo Runit (Quần đảo Marshall) nằm giữa Úc và Hawaii ở Thái Bình Dương, nhưng điều khiến nó trở nên nguy hiểm là bởi kho chứa chất thải phóng xạ. Nhiều vụ thử hạt nhân đã được thực hiện tại đây từ năm 1946 đến năm 1958, và một mái vòm lớn đã được xây dựng trên hòn đảo xinh đẹp để chứa chất thải phóng xạ. Gần đây, cấu trúc của mái vòm đã yếu đi theo thời gian do một số chất thải hạt nhân bắt đầu rỉ ra ngoài. Do đó, nước và đất đang bị ô nhiễm chất thải phóng xạ nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *