Hiện tượng phát quang sinh học ở Tasmania: Ở sông Derwent tại Tasmania có làn sóng phát quang sinh học cực mạnh, đây một hiện tượng điện tự nhiên tạo ra một bầu trời với rất nhiều màu sắc.

Rừng bạch đàn cầu vồng ở Maui, Hawaii: Khu rừng ấn tượng nằm trên đường đến Hana, Maui tràn ngập những cây bạch đàn nhiều màu như trong một bộ phim giả tưởng. Màu sắc thực sự là kết quả của việc vỏ cây bong ra để lộ lớp vỏ mới bên dưới, lớp vỏ này chuyển từ màu xanh lá cây sang xanh lam, tím, cam, vàng và nâu đỏ.

Núi cầu vồng ở Andes Peru: Núi Vinicunca, hay còn gọi là Montaña de Siete Colores (Núi Bảy Màu), nằm khá xa trên dãy Andes của Peru và hiện là điểm đến phổ biến của khách du lịch. Đến đây bạn sẽ khám phá ra một kỳ quan thiên nhiên ngoạn mục, những sọc cầu vồng dày dường như được vẽ vào sườn núi, nhờ các mỏ khoáng sản được vun đắp qua hàng triệu năm.

Động băng Mendenhall ở Juneau, Alaska: Bên trong sông băng Mendenhall ngoạn mục của Alaska là những hang băng đẹp siêu thực. Cuộc hành trình vào thế giới ngầm đẹp như mơ này không dành cho những người yếu tim. Các nhà thám hiểm phải dũng cảm chèo thuyền kayak và sau đó leo lên những địa hình trơn trượt.

Grand Prismatic Spring ở Vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ: Yellowstone có nhiều kỳ quan thiên nhiên, nhưng có lẽ rực rỡ và ăn ảnh nhất là hồ nước nóng nổi tiếng Grand Prismatic Spring. Đúng như tên gọi, suối nước nóng có kích thước bằng sân bóng đá này được bao quanh bằng các vòng màu vàng, xanh lục và cam do vi khuẩn ưa nhiệt tiết ra. Ở trung tâm là một dải nước trong xanh rực rỡ.

Hồ Hillier ở Úc: Trên Đảo Middle ngoài khơi bờ biển Trung Úc, ngay cạnh Thái Bình Dương, bạn sẽ tìm thấy một hồ nước nhỏ giống như một bể chứa rượu vang hồng khổng lồ. Nguyên nhân khiến vùng nước này có màu hồng kỳ lạ là nồng độ muối cao, thu hút một số loại tảo tiết ra sắc tố màu hồng.

Vùng đất bảy màu ở Chamarel, Mauritius: Màu sắc kỳ lạ của khu vực này đã biến nó trở thành một điểm đến phổ biến đối với du khách, không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì khả năng phục hồi thần bí của nó, khi các đụn cát dường như không bị xói mòn qua nhiều năm.

Trương Dịch Đan Hà ở Cam Túc, Trung Quốc: Trước khi núi Cầu Vồng ở Peru được phát hiện, Trương Dịch Đan Hà là dãy núi nhiều màu nổi tiếng nhất thế giới. Nằm trong một công viên địa chất cùng tên, Trương Dịch Đan Hà được tạo thành từ đá sa thạch và đá bột kết có màu với các mỏ khoáng sản, và nơi này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Dòng sông ngũ sắc (Caño Cristales) ở Vista Hermosa, Colombia: Được mệnh danh là “dòng sông đẹp nhất thế giới”, Caño Cristales có dòng nước 5 màu rất ấn tượng. Vào mùa khô và mùa mưa, sự hợp lưu của các hiện tượng tự nhiên khiến nước chuyển sắc màu. Một loài thực vật dưới đáy sông là nguyên nhân tạo ra màu đỏ tươi, trong khi cát và đá tạo nên màu vàng, xanh lá cây và đen hòa lẫn vào nhau.

Cực quang (Aurora Borealis) ở phía bắc Na Uy: Màn trình diễn ánh sáng thần thoại này đẹp nhất phía bắc Na Uy, thị trấn Tromsø. Từ tháng 9 đến tháng 3, hãy nhìn lên bầu trời để bắt gặp những vòng xoáy phát sáng màu xanh lá cây, hồng và tím, một phản ứng được thúc đẩy bởi điện tích của các hạt khí trong bầu khí quyển của Trái đất.

Painted Desert trong Công viên quốc gia Rừng hóa đá, Arizona: Sa mạc được đặt tên theo màu sắc độc đáo của nó là sự kết hợp của các trầm tích từ đá sa thạch, đất sét, tro núi lửa và các vật liệu địa chất khác, tạo nên một chiếc kính vạn hoa có màu tím nhạt, đỏ, cam và hồng.

Spiaggia Rosa ở Sardinia, Ý: Bờ biển của hòn đảo Budelli đẹp như tranh vẽ này được bao phủ bởi cát hồng nhờ các hóa thạch, tinh thể và san hô bị nghiền nát từ Địa Trung Hải.

Núi lửa Kawah Ijen ở Đông Java, Indonesia: Ngọn núi lửa đang hoạt động này không chỉ phun ra dung nham đỏ như những nơi khác. Thay vào đó, dung nham của nó có màu xanh nổi bật nhờ sự hiện diện của lưu huỳnh. Vào ban đêm, du khách có thể ngạc nhiên trước ngọn lửa màu xanh vô cùng đặc biệt.

Fly Geyser ở Hạt Washoe, Nevada: Tảo nhiều màu là nguyên nhân tạo nên màu sắc ấn tượng của mạch nước phun địa nhiệt này. Đây là một cấu trúc tự nhiên với nước nhiều màu được phun lên không trung ở độ cao 1,5m.

Dallol, Ethiopia: Dallol chứa đầy muối cháy, đá núi lửa và axit sunfuric với nhiệt độ trung bình hằng năm là khoảng 34°C và nhiệt độ có thể lên tới 46°C. Các mỏ muối, mảnh vụn núi lửa, suối nước nóng, mỏ khoáng sản… đã tạo ra một cảnh quan như ở hành tinh khác với màu vàng neon và xanh lục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *