CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG RƯỢU MẠNH
Distillation (Chưng cất): Quá trình tách các thành phần của một chất lỏng – ví dụ: ethanol từ nước – sử dụng sự bay hơi và ngưng tụ. Ethanol bốc hơi ở ~78 độ C, so với nước ở 100 độ C.
Mash / Wash / Wine: Các thuật ngữ được sử dụng để mô tả chất lỏng lên men — dựa trên hạt hoặc có nguồn gốc từ trái cây hoặc rau quả – được chưng cất. Rượu vang được làm từ trái cây, được chưng cất thành rượu Brandy.
Proof: Một thuật ngữ lịch sử vẫn còn được sử dụng ngày nay, đề cập đến gấp đôi lượng cồn theo thể tích của một loại rượu mạnh, ví dụ: Whisky 40% ABV sẽ là 80 proof. (Mặc dù hệ thống “proof” khác nhau ở Anh so với Mỹ.) Overproof of Navy Strength thường ám chỉ tới rượu Rum hay Gin, loại rượu mạnh có ABV 57% hoặc cao hơn nữa.
Pot Distilling (Chưng cất nồi) : Dùng bình (hoặc nồi) để chưng cất “Wine” hoặc “Wash” từng đợt (mẻ) một, với rượu bốc hơi vào ống và cô đặc lại thành chất lỏng. Hình thức chưng cất sớm nhất, tốn nhiều công sức hơn, việc chưng cất nồi sẽ tạo ra một loại rượu mạnh với nhiều “Congeners” hơn.
Column Distilling (Chưng cất cột) : Chưng cất bằng cách sử dụng một hệ thống dựa trên cột mà “Wash” được bơm liên tục vào các cột, nơi mà hơi nước bốc lên và etanol bị tách ra. Kết quả là loại rượu mạnh nguyên chất, ít mùi vị và có ABV cao hơn.
Congeners: Là các hợp chất có thể hoặc không được mong đợi bay hơi với Etanol như là một phần của quá trình chưng cất. Được tìm thấy với số lượng lớn hơn trong rượu mạnh sẫm màu hơn (và cũng đúng với loại rượu vang sẫm màu), điều tốt nhất là “Congeners” có thể góp phần để phân biệt đặc tính của rượu mạnh. Các hợp chất này cũng góp phần vào dư vị sau khi uống rượu mạnh.
Barrel hoặc Cask-Aging: Lão hóa hay còn gọi là “Ủ” sản phẩm của quá trình chưng cất trong thùng gỗ (thường là gỗ sồi), đó có thể là thùng mới nguyên hoặc trước đây đã từng được sử dụng để ủ loại rượu mạnh khác, và có thể chưa hoặc đã bị đốt cháy ở phía trong. Quá trình lão hóa làm dịu đi một số tính gay gắt của rượu mạnh trong khi truyền thêm vào nó cả màu sắc và đặc tính từ chính thùng đang ủ nó.
Barrel Proof / Cask Strength: Các thuật ngữ tìm thấy trên nhãn của một chai whisky, ám chỉ rằng rượu không bị pha loãng khi nó vừa được gỡ bỏ khỏi thùng, nghĩa là nó có nồng độ cao hơn nhiều so với rượu mạnh truyền thống. (Loại Cask Strength Laphroiag 10 năm sẽ cao hơn loại Laphroiag 10 năm truyền thống.)
Infusion (Sự truyền đạt): Quá trình của việc truyền đạt rượu mạnh hoàn tất với hương vị được bổ sung, thường là bằng cách cho thành phần mong muốn (như trái cây, rau, gia vị) trực tiếp vào rượu mạnh và cho phép nó được ngâm trong một khoảng thời gian cụ thể (một số ít thành phần trở nên nguy hiểm sau khi ngâm quá lâu ). Thường xuyên hơn được thực hiện với loại rượu mạnh nhẹ hơn, nơi mà hương vị sẽ dễ nhận biết hơn
Cognac được làm từ trái nho
Whisky được làm từ các loại hạt ngũ cốc, mà chủ yếu là lúa mạch
Rum là loại rượu mạnh được chưng cất từ các sản phẩm làm từ mía như nước mía, siro mía hoặc mật mía.
Vodka là một loại rượu mạnh được chưng cất và có nồng độ cồn ít nhất là 40%. Theo định nghĩa của Cục thương mại thuế rượu và thuốc lá (Alcohol and Tobacco Tax and Trade Bureau). Vodka một loại thức uống không mùi, thường được chưng cất bằng than củi hoặc các vật liệu khác để không làm ảnh hưởng đến đặc tính, màu sắc và hương vị của rượu. Loại rượu này được sản xuất chủ yếu từ các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì. Bên cạnh đó Vodka cũng có thể được làm từ khoai tây hoặc củ cải đường và một số thứ khác.
Gin là một loại rượu chưng cất trong suốt, có vị giòn, không màu, mang hương vị cây bách xù rõ rệt nhưng lại có sắc thái cân bằng với các loại gia vị, thảo mộc và các loại trái cây khác. Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ đem đến cho người tiếp nhận thông tin những đặc điểm nổi bật nhất. Để chưng cất Gin, nguyên liệu không thể thiếu gồm có lúa mạch, lúa mì, mạch đen. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của Gin nằm ở các loại thảo mộc được chưng cất cùng. Ngoài hương vị chính là quả Juniper (quả bách xù) thì những loại thảo mộc sau đây đã khiến Gin có một mùi vị không lẫn vào đâu được: quế, rễ cây bạch chỉ, hồi, vỏ chanh, vỏ cam, rau mùi, hạt nhục đậu khấu…
THUẬT NGỮ TRONG VIỆC PHỤC VỤ RƯỢU MẠNH (SPIRITS SERVING TERMS)
Neat (Nguyên chất): Nếu bạn muốn được phục vụ với loại rượu mạnh mà không thêm đá, không pha thêm bất cứ gì, thậm chí là không làm lạnh nó. Chỉ đơn giản là đổ nó ra ly.
Straight Up / Up: Một thuật ngữ hơi khó hiểu, không nên bị nhầm lẫn với “Neat”, nó có nghĩa là một loại rượu mạnh hoặc đồ uống pha chế được ướp lạnh nhưng được phục vụ mà không có đá.
On the Rocks: Cách cổ điển để gọi rượu mạnh và bạn muốn có một ít đá được thêm vào.
Finger: Điều này có nghĩa là lượng rượu mạnh được rót vào ly có vị trí ngang với ngón tay của bạn khi cầm ly rượu. Một ngón tay, hai ngón tay, ba ngón tay, một nắm tay, v.v.
Twist: Gọi một thứ gì đó với một “Twist” có nghĩa là sẽ được pha thêm chanh vào đồ uống.
Cocktail : Một cái tên được đặt cho hỗn hợp được ghi vào lịch sử của các loại rượu mạnh, đường, nước, và rượu đắng, nhưng ngày nay nó thường ám chỉ đến các loại đồng uống được pha chế có nguồn gốc từ rượu mạnh.
Mocktail: Một sự đổi mới gần đây, được thực hiện theo phong cách của cocktail ngoại trừ việc nó hoàn toàn không có cồn.
Virgin: Có nghĩa là một thức uống hỗn hợp được tách cồn, ví dụ như Virgin Daiquiri.
Well Drink: Có nghĩa là Cocktail được pha chế ở quầy bar hay quán rượu tại nhà hàng sử dụng loại rượu mạnh có nhãn hiệu rất đa dạng và thường là loại rẻ tiền.
Shaken vs Stirred (Lắc và Khuấy): Hầu hết đồ uống được chuẩn bị bằng cách trộn các thành phần với đá (và sau đó đập nhỏ ra hoặc giữ nguyên đá). Thức uống được lắc với đá dẫn đến được thoáng khí và làm dịu bớt đi mùi (thích hợp với các loại rượu có mùi nồng), trong khi đó đồ uống được khuấy với đá, đem lại cảm giác trong vòm miệng mượt mà hơn (tốt cho đồ uống đậm hoặc nặng).
Dirty: Một thức uống, thường là loại Martini, được chuẩn bị với việc thêm một quả Ô liu ngâm muối, kết quả là ly Martini có mùi vị của muối và một chút axit.
Dry: Vẫn là thức uống thường liên quan đến việc sử dụng loại Martini, nó có nghĩa là một ít rượu Vermouth được thêm vào (vì vậy thức uống cuối cùng sẽ ít ngọt). Cũng có thể được sử dụng như một cách để gọi thức uống với ít chất phụ gia ngọt được thêm vào.
Shooter vs. Shot: Một shot có nghĩa là một lượng nhỏ của rượu mạnh được rót thẳng vào ly shot. Một Shooter nghĩa là một thức uống hỗn hợp, rượu mạnh cộng với bất kỳ hương liệu khác, được phục vụ trong một ly Shot.
Chaser vs. Back: “Back” là thứ bạn uống cùng với rượu mạnh, ví dụ như soda hoặc nước. Một “chaser” là một thứ gì đó ngon miệng hơn dùng sau khi bạn là làm một Shot rượu mạnh.
THUẬT NGỮ VỀ WHISKEY – CÓ THỂ LÀM BẠN KHÓ HIỂU (WHISKEY TERMS)
Malt Whiskey: Whiskey được làm hoàn toàn từ mạch nha lúa mạch, không có thêm ngũ cốc khác.
Grain Whisky: Whiskey được làm từ một tỷ lệ loại ngũ cốc khác (ví dụ: ngô, lúa mạch đen) trong phần thêm vào (hay thay thế) mạch nha lúa mạch.
Corn Whiskey: Một loại whisky được làm từ “mash” có chứa ít nhất 80% là ngô.
Blended Whisky: là sự kết hợp Malt Whiskey với Grain Whiskey, với quy tắc là phải có tối thiểu 40% Malt Whiskey.
Single Malt Scotch Whisky: Ám chỉ tới loại Malt Whisky được làm bởi một nhà máy chưng cất.
Single Grain Scotch Whisky: Là loại Grain Whisky được làm bởi một nhà máy chưng cất (“Single” trong cả hai trường hợp đều đề cập đến nhà máy chưng cất).
Single Cask / Single Barrel Whiskey: Là loại rượu Whiskey được đóng chai từ chỉ một thùng (Hoặc là loại thùng Cask, hoặc là loại thùng Barrel) điều này có nghĩa là sẽ không có sự pha trộn giữa các thùng. Dẫn đến sự khác biệt sẽ dễ nhận thấy hơn (và thường là được đánh giá cao)
Tennessee Whiskey: Một loại Whiskey về cơ bản được làm giống cách làm ra rượu Bourbon, điểm khác biệt là loại rượu này phải làm thêm một bước được biết đến là quy trình Lincoln Country. Quy trình này đảm bảo là sản phẩm sẽ được lọc qua than (thường là gỗ thích) trước khi được gắn nhãn Tennessee Whiskey. Tác dụng của nó là làm mượt hơn loại Whisky và được cho là ảnh hưởng tới hương vị của sản phẩm cuối cùng.
Bourbon: Một loại rượu whisky về cơ bản có 51% là ngô được chưng cất không quá 80% ABV và được ủ trong thùng gỗ sồi mới nguyên được đốt cháy bên trong và không quá 62,5% ABV khi nằm trong thùng.
Peated: Một thuật ngữ bạn có thể nhìn thấy trên một chai rượu Scotch Whisky, cho thấy lúa mạch mạch nha đã được sấy khô trên lửa than bùn và thành phẩm sẽ có mùi khói đặc biệt.
Scotch whisky là whisky được sản xuất tại xứ Scốt-len (Scotland) thuộc vương quốc Anh. Trong tiếng Anh dùng tại Anh Quốc, từ “Whisky” thông thường để nói đến Scotch Whisky còn nếu muốn nói đến whisky được sản xuất ở nơi khác thì thêm tên quốc gia hoặc vùng miền nơi đó vào đuôi phía sau chữ Sotch. Trong khi ở các quốc gia nói tiếng Anh khác, người ta thường gọi tắt là “Scotch” để chỉ Scotch Whisky. Scotch whisky được chia làm 5 nhóm như sau:
(1) Single malt Scotch whisky: Whisky được sản xuất từ một loại malt và từ duy nhất một lò nấu rượu nào đó
Tiếng Việt thường được gọi là Whisky Đơn, đúng ra phải gọi là Whisky Mạch nha đơn, hoặc đầy đủ thì phải là Whisky Mạch nha Đơn cất của một Nhà Chưng cất duy nhất (để phân bệt với Single Grain Whisky – là loại Whisky Ngũ cốc Đơn cất).
Đây là dòng Whisky ngon nhất, giàu hương vị và có độ phức hợp nhất, đồng thời cũng là dòng whisky có giá cao nhất trong số 05 dòng whisky kể trên. Nó đắt và ngon là bởi vì nó được làm theo quy trình cầu kỳ và tốn rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều công sức.
Như đã nói ở trên: một Single Malt Scotch Whisky là Whisky được sản xuất từ một loại malt và từ duy nhất một lò nấu rượu nào đó mà không được phối chế với các whisky từ những lò khác. Các lò sản xuất ra loại single malt ngon tuyệt này thường nằm ở tại vùng Speyside phía Đông Bắc của Scốt-len. Ngoài ra còn có những vùng chuyên sản xuất single malt là Highland, Lowland và Islay. Mỗi vùng đều có đặc trưng riêng của whisky single malt của vùng đó nên không thể tìm ra được có hai loại single malt giống nhau, thậm chí lấy từ hai lò rượu nằm sát cạnh nhau. Như vậy ta rất dễ dàng nhận ra nơi xuất xứ của từng loại single malt.
Nguyên liệu của Single Malt là lúa mạch vàng (barley). Barley phải được làm thành mạch nha (Malted Barley) thông qua công đoạn malting process. Trải qua nhiều bước phức hợp khác nhau (em xin phục vụ các bác ở một bài sau), nguyên liệu được đem chưng cất theo mẻ (batch) ở những nồi đồng (pot still). Quá trình chưng cất cũng rất công phu. Sau đó, nó được đưa vào ủ trong những loại thùng gỗ sồi khác nhau. Sau khi được ủ đến độ tuổi nhất định, ví dụ 12 tuổi, 15 tuổi hay 18 tuổi…, rượu sẽ được mang ra để đóng chai hoặc blend giữa nhiều thùng rượu khác nhau và đóng chai. Cho dù là được blend từ nhiều thùng rượu khác nhau, thì tất cả các thùng này đều phải được lấy từ một Nhà chưng cất (Distillery) duy nhất, rượu mới được gọi là Single Malt.
Rượu Single Malt của Scotland lại được phân nhóm theo những style khác nhau, căn cứ vào vùng sản xuất và style của Nhà chưng cất. Những vùng nổi tiếng nhất là Speyside (với style thiên về dịu ngọt và hương thơm hoa quả), Islay (với style nồng nàn, đượm hương khói và vị biển), Highland (với độ dải khá rộng về phổ hương vị), Lowland (với style hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã và dịu dàng), Campbeltown (với style nằm giữa Islay và Speyside)…
Rượu Single Malt thường được đề năm tuổi trên nhãn (Age Statement), trong đó, tuổi ghi trên nhãn là tuổi của thùng rượu trẻ nhất. Tuổi rượu phải được tính đủ ngày (từ ngày, tháng của năm A đến ngày, tháng của năm B). Ví dụ rượu được chưng cất ngày 01 tháng 10 năm 1990 và đưa vào warehouse để ủ, nếu đóng chai vào ngày 30-09-2010, thì chỉ được ghi tuổi rượu là 19 chứ không được ghi là 20. Tại thị trường VN, chúng ta dễ dàng tìm được những chai này, như Glenfiddich 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 30yo, Macallan 12, 18, 21, 30, Glenmorangie 10, 18, 25, Old Pulteney 12, 17, 21, 30, Balvenie 12, 17, 21, 30…
Một số chai rượu thì lại không ghi tuổi rượu (NAS – No Age Statement). Loại này được phân chia theo 2 thái cực khác nhau, hoặc đó là chai rượu trẻ (thường là từ 3 đến 8 năm tuổi), hoặc là những chai cao cấp (super-premium) có chất lượng đặc biệt, được blend từ nhiều thùng rượu có độ tuổi khác nhau, kể cả những thùng được ủ tới hơn 50 năm. Những chai này có thể kể đến Macallan Select Oak hoặc Estate Reserve. Dễ tìm hơn thì có loại Macallan 1851 Inspiration hoặc Glenmorangie Signet.
Một số dòng sản phẩm thì lại ghi rõ năm chưng cất (Vintage). Cách này thì giống như vang. Nhà Chưng cất nhận thấy vào một số năm, họ chưng cất được mẻ rượu có phẩm cấp xuất sắc, nên họ quyết định sẽ đóng chai nguyên mẻ rượu của năm đó và ghi Vintage. Trên nhãn, họ sẽ ghi năm chưng cất (đồng thời cũng là năm bắt đầu cho rượu vào thùng để ủ) và năm đóng chai. Ở thị trường VN, chúng ta có thể tìm thấy loại Balblair Vintage 2000 (10 tuổi), Vintage 1997 (12 tuổi), Vintage 1991 (18 tuổi), Vintage 1989 (21 tuổi), Vintage 1975 (32 tuổi), Macallan Vintage 1991 (18 tuổi).
Sáu (6) vùng sản xuất ra Single Malt Scotch
Lowland: chỉ có 3 lò hiện còn hoạt động: Auchentoshan, Bladnoch và Glenkinchie.
Speyside: tại đây có rất nhiều lò đang hoạt động bao gồm: Aberlour, Balvenie, Glenfiddich, Speyburn, The Glenlivet, The Glenrothes và The Macallan
Highland: hiện có các lò: Aberfeldy, Balblair, Dalmore, Dalwhinnie, Glen Ord, Glenmorangie, Oban và Old Pulteney.
The Islands: một vùng khó mà xác định rõ ràng bao gồm toàn bộ các hải đảo có sản xuất whisky (ngoại trừ Islay) như là đảo Arran, Jura, Mull, Orkney và Skye hiện có các lò như sau: Arran, Isle of Jura, Tobermory, Highland Park, Scapa và Talisker.
Campbeltown: đây là quê hương của hơn 30 lò nhưng hiện tại chỉ còn 3 lò còn hoạt động: Glen Scotia, Glengyle và Springbank. Hai lò sau thuộc sở hữu và vận hành bởi gia đình J.A Mitchell. Springbank là lò rượu độc lập (không bị mua lại từ bất cứ tập đoàn kinh tế nào) cổ xưa nhất của Scotland.
Islay: hiện tại có các lò: Ardbeg, Bowmore, Bruichladdich, Bunnahabhain, Caol Ila, Lagavulin và Laphroaig. Kilchoman Distillery là lò có tuổi đời trẻ nhất. Lò bắt đầu sản xuất và bán ra mẻ rượu đầu tiên vào tháng 9/ 2009.
(2) Blended malt Scotch whisky: Whisky được phối chế từ nhiều nguồn single malt. Từ thường dùng trước đây là “vatted malt” hoặc “pure malt”
Là rượu pha trộn của các loại rượu Single Malt với nhau. Trước đây, dòng này cũng có thể được gọi là Pure Malt hoặc Vatted Malt, nhưng Luật 2009 của UK (có hiệu lực từ đầu năm 2010) đã chính thức cấm tên gọi Pure Malt và Vatted Malt.
Một Blended Scotch whisky (whisky phối chế) có thể là một hỗn hợp của từ hơn 40 đến 50 loại rượu malt và grain (ngũ cốc) khác nhau. Tỉ lệ phối chế thông thường là 60% whisky ngũ cốc và 40% whisky malt. Thành phần của whisky malt sẽ quyết định chất lượng, độ êm dịu của vị và tính đặc trưng của nó. Mỗi loại whisky dùng cho phối chế đều phải được ủ lại tối thiểu 5 năm. Đương nhiên là sẽ có những loại whisky thượng hạng có tuổi ủ rượu cao hơn nhiều. Những thương hiệu whisky phôi chế bao gồm: Bells, Dewar’s, Johnnie Walker, Whyte and Mackay, Cutty Sark, J&B, The Famous Grouse và Chivas Regal.
Để tạo ra một dòng rượu mới với những hương vị khác lạ, một số nhà sản xuất sáng tạo ra bằng cách trộn một số loại single malt với nhau theo những công thức riêng biệt.
Blender có thể chính là nhà sản xuất, nhưng cũng có thể là một nhà khác (họ không sx ra rượu nhưng mua rượu của các nhà khác về để trộn và bán lại).
(3) Blended Scotch whisky: Whisky được phối chế giữa nhiều nguồn single malt whisky và nhiều nguồn grain whisky (được nói rõ dưới đây) với nhau
Đây là dòng rượu whisky Scotland phổ biến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì tại VN.
Trước đây, nói đến Scotch Whisky là nói đến Johnnie Walker, sau này thì là Chivas rồi Ballantine’s.
Trong các Báo cáo và Tạp chí nghiên cứu về ngành công nghiệp rượu, con số thống kê vào những năm 2005, 2006 cho thấy khoảng 90% rượu Scotch Whisky bán ra trên thị trường thế giới là loại rượu này.
Tuy nhiên, gần đây, trên khắp thế giới, và ngay tại VN, dòng Single Malt ngày càng được ưa chuộng vì tính sang trọng và đẳng cấp của nó. Có thể rồi đây, sản lượng của Blended Scotch Whisky cũng sẽ giảm đi (xét về tỷ lệ % chứ không xét về volume).
Chắc đọc đến đây, nhiều bác đã đoán ra: Blended Scotch Whisky là gì?
Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.
Thông thường, trong thành phần của Blended Scotch Whisky sẽ có khoảng 35% là Single Malt, còn lại 65% là Single Grain. Đến đây, các bác đã biết tại sao 1 chai JW Black Label 12 năm tuổi rất ngon như vậy mà Cty Diageo VN (hàng chính hãng nhá) bán ra chỉ có giá tầm khoảng 420.000 đến 450.000 VND, vậy mà 1 chai Glenmorangie 10 năm tuổi có giá tới 650.000 VND, 1 chai Balblair Vintage 2000 (10 năm tuổi) có giá 780.000 VND, và thậm chí 1 chai Macallan 12 tuổi bán tới giá 850.000 VND (gần gấp đôi chai Black).
Bởi rượu Single Malt có đẳng cấp hơn hẳn Single Grain, nên dòng Blended Whisky nào mà có tỷ lệ Single Malt cao, thì dòng đó thường được giới sành rượu ưa chuộng hơn (và cũng mắc hơn).
(4) Blended grain Scotch whisky: Whisky được sản xuất từ nguồn ngũ cốc lên men rồi được phối chế từ nhiều nguồn khác nhau.
Dòng Single Grain đã ít người uống, thì có ai đem chúng blend làm gì. Có chăng, thỉnh thoảng các Master Blender đem blend chơi chơi để uống hoặc tặng nhau mà thôi.
Loại này gần như không xuất hiện trên thị trường, kể cả ở UK.
(5) Single grain Scotch whisky: Whisky được sản xuất từ nguồn ngũ cốc lên men từ một lò nấu rượu nào đó
Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.
Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).
Quy trình làm và nấu loại rượu này đơn giản và công nghiệp hơn rất nhiều so với rượu Single Malt. Việc chưng cất cũng rất công nghiệp. Các nhà nấu rượu dùng hệ thống lò chưng cất hình tháp (Column Still) thường bằng inox, chưng cất theo công nghệ vào-ra liên tục (chứ không theo từng mẻ một như Pot Still). Đây cũng chính là công nghệ để chưng cất rượu Vodka (kể cả Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan hay VN…). Chính vì áp dụng quy trình và công nghệ làm rượu đơn giản, công nghiệp nên giá thành để sx ra loại rượu này rất rẻ nếu đem so với việc làm rượu Single Malt.
Nhưng tiền nào của nấy. Sản phẩm đầu ra của loại rượu này khá tinh khiết (pure), nhưng trung tính (neutral) và thiếu tính cách, thiếu hương vị.
Bởi vậy, rượu Single Grain Whisky đa phần được bán cho các Nhà chuyên Blend để dùng làm rượu background cho các sản phẩm Blended Scotch Whisky, chứ ít khi được đóng chai dưới dạng Single Grain Whisky.
Những chai Single Grain Whisky hiếm hoi hầu như chỉ có thể mua tại chính Nhà chưng cất (khi chúng ta đến thăm Visitor Center của họ – hiện VN cũng đã có một số Tour như thế này) hoặc tại một số Site Bán lẻ nổi tiếng của nước Anh như The Whisky Exchange hoặc The Royal Miles Whisky.